Chơi bài yugioh! hay Bài ma thuật có lẽ không còn là một cái tên xa lạ đối với các bạn trẻ Việt Nam. Đây là trò chơi bài được lấy cảm hứng từ bộ truyện tranh cùng tên, đã làm mưa làm gió trên thế giới và ở Việt Nam rất nhiều năm qua. Tuy nhiên, không phải bạn trẻ nào cũng có thể nhớ chính xác hết các luật chơi của trò chơi này bởi có rất nhiều quy tắc cần nhớ.Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được những điều cần thiết trước khi chơi.
Giới thiệu về trò chơi bài Yugioh!
Yu-Gi-Oh! thực chất là tên một bộ manga rất nổi tiếng của Nhật Bản xoay quanh thế giới các trò chơi, có tên gọi lần đầu khi phát hành ở Việt Nam là “ Vua trò chơi”. Phần lớn bộ truyện tập trung vào trò chơi hư cấu gọi là Duel Monster và trò chơi này đã được phát triển Yu-Gi-Oh! Trading Card Game ở ngoài đời thực.
Yu-Gi-Oh! (hay Yugioh) là một trò chơi đánh bài trong đó hai người chơi cố gắng đánh bại nhau bằng cách giảm Life Point ( Điểm sống) của đối thù về 0 bằng việc sử dụng các quân bài Quái vật, Phép thuật và Cạm bẫy.

Các vật dụng cần thiết để chơi
Để có thể tiến hành trò chơi, bạn cần chuẩn bị các vật dụng hỗ trợ cho trò chơi như sau:
– Bộ bài chơi: mỗi người chơi sẽ có một Bộ bài chơi riêng biệt. Cụ thể hơn hãy xem ở phần dưới.
– Bàn chơi Yugioh: nơi tiến hành đặt các quân bài và tổ chức trò chơi.
– Một đồng xu: một vài lá bài yêu cầu phải tung đồng xu.
– Một quân xúc xắc: một số lá bài yêu cầu phải tung xúc xắc.
– Bộ đếm: các vật nhỏ dùng để đánh dấu nhằm theo dõi những hiệu ứng ảnh hướng lên các lá bài.
– Đại diện cho Quái vật (Monster Tokens): sẽ được nhắc tới ở phần Luật khác
Ngoài ra, có một số vật dụng trợ giúp khác nhưng không bắt buộc như:
– Máy tính: Để theo dõi Life Point
– Bọc bài: Bảo vệ thẻ bài khỏi hư hại.
Bộ bài chơi Yugioh
Mỗi người chơi trước khi chơi cần xây dựng ra 3 loại Bộ bài Yugioh để tiến hành chơi, bao gồm:
1. Main Deck: Bộ bài chính
Là bộ bài mà người chơi sẽ tiến hành rút trong quá trình chơi. Bộ bài chính yêu cầu phải có từ 40 đến 60 quân bài. Thông thường để tăng tỉ lệ rút được bài, những người chơi chuyên nghiệp sẽ chỉ chơi với hơn 40 quân bài một chút. Trong một Bộ bài chính, bạn chỉ có thể cho tối đa 3 quân bài giống nhau vào.
2. Extra Deck: Bộ Bài Bổ sung
Là bộ bài là bộ bài chứa các lá bài thuộc loại Synchro và Fusion Monsters ( được giải thích ở phần dưới). Đây là những quân bài có thể được đưa vào chơi nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định. Bộ bài này có thể có từ 0 đến 15 thẻ bài, và không tính vào số lượng của bộ Main Deck.
3. Side Deck: Bộ Bài bên ngoài
Là một Bộ bài có từ 0 đến 15 thẻ bài, không được tính vào số lượng của bộ Main Deck. Là Bộ bài mà bạn dùng để điều chỉnh, thêm hay bớt vào Bộ bài chính giữa các hiệp đấu với một đối thủ. Người chơi có thể hoán đổi bất cứ thẻ nào từ Bộ bài ngoài này với Bộ bài Chính miễn đảm bảo số lượng tổng Bộ bài chính không thay đổi, đồng thời vẫn đảm bảo nguyên tắc: không có 3 quân bài cùng loại trong Bộ bài chính.
Gameplay – Cách chơi một vàn bài Yugioh
Yugioh là một trò chơi đánh bài theo lượt. Hai người chơi sẽ lần lượt tiến hành lượt chơi của mình cho đến khi có một người chơi dành chiến thắng. Mỗi lượt chơi được chia thành 6 Giai đoạn (Phase) theo thứ tự như sau:
1. Draw Phase: Giai đoạn Rút bài
2. Standby Phase: Giai đoạn Chờ
3. Main Phase 1: Giai đoạn Chính 1
4. Battle Phase: Giai đoạn Chiến đấu
5. Main Phase 2: Giai đoạn Chính 2
6. End Phase: Giai đoạn Kết thúc
Cụ thể
1. Draw Phase: Giai đoạn Rút bài
Người chơi tiến hành rút 1 lá bài từ Bộ bài Chính và có quyền kích hoạt lá bài Cạm bẫy (Trap Cards) hoặc Quick-Play Spells.
2. Standby Phase: Giai đoạn Chờ
Có một số hiệu ứng sẽ được thực hiện ở giai đoạn này. Nếu không có thì có thể bỏ qua.
3. Main Phase 1: Giai đoạn Chính 1 và Main Phase 2: Giai đoạn Chính 2
Hai giai đoạn này đều tương tự nhau và là những giai đoạn quan trọng nhất trong mỗi lượt. Ở giai đoạn này, người chơi có thể thực hiện các hành động như: Triệu hồi Quái vật, Đặt úp Quái vật ở thế phòng thủ, Thay đổi trạng thái Quái vật ( từ tấn công sang phòng thủ, ngược lại, lật mở một quái vật đang úp…), kích hoạt một lá bài Phép thuật, hoặc Đặt một lá Bẫy…

4. Battle Phase: Giai đoạn Chiến đấu
Đây là giai đoạn bạn sẽ sử dụng các lá bài Quai vật đang ở thế tấn công của mình để tấn công Quái vật của đối thủ. Người chơi có thể không tham gia Giai đoạn Chiến đấu và tới luôn Giai đoạn Kết thúc. Còn nếu người chơi tham gia Chiến đầu, thì cần tiến hành các hành động sau:
– Thông báo với đối thủ là bạn sẽ tiến hành Giai đoạn tấn công.
– Lựa chọn một quái vật của mình cũng như mục tiêu tấn công. Nếu không có Quái vật nào của Đối thủ trên bàn, bạn có thể tấn công trực tiếp và trừ thẳng vào Điểm sống của họ. Mỗi quái vật chỉ được phép tấn công 1 lần mỗi lượt.
– Tính toán kết quả điểm số sau khi Tấn công. ( xem kĩ hơn lại phần dưới )
– Thông báo với đối thủ là bạn Kết thúc giai đoạn tấn công.
6. End Phase: Giai đoạn Kết thúc
Giải quyết các hiệu ứng và loại bỏ những lá bài hết hiệu lực. Nếu bạn đang có hơn 6 lá bài trên tay, bạn phải bỏ chúng bớt đi.
Tìm hiểu về lá bài
- 1Lá bài Quái thú: Lá bài Quái thú được triệu hồi để tấn công, làm giảm điểm gốc của đối thủ và bảo toàn điểm gốc của bạn. Thường thì lá bài Quái thú có màu da cam (quái thú Hiệu ứng) hoặc màu vàng (quái thú Thường), nhưng còn có nhiều màu khác nữa. Quái thú có Cấp sao (level) từ 1 đến 12 (nghĩa là số ngôi sao ở phía trên cùng) và biểu tượng cho biết Hệ (Attribute) ở góc trên bên phải. Tại phía trên dòng chữ mô tả lá bài, Loại (Type) quái thú và khả năng của quái thú như Điều phối (Tuner) hay Lật mặt (Flip) được in đậm. ATK là sức tấn công (gọi tắt là Công), còn DEF là sức phòng thủ (gọi tắt là Thủ) được ghi ở phía dưới cùng.
- Quái thú Hiệu ứng (Effect monster) sở hữu các hiệu ứng gây ảnh hưởng đến trận đấu bài, còn quái thú Thường chỉ có dòng mô tả ngắn gọn. Quái thú Hiệu ứng là loại quái thú được sử dụng nhiều nhất vì hiệu ứng của chúng khá mạnh. Quái thú Thường không mạnh như thế, nhưng có thể làm tốt vai trò hỗ trợ và được sử dụng trong một vài loại bộ bài nhất định. Quái thú trong Bộ bài Phụ (Extra Deck) không có hiệu ứng được gọi là quái thú không hiệu ứng (Non-Effect Monster). Chúng không phải là quái thú thường hay quái thú hiệu ứng.
- Token là loại quái thú được triệu hồi bằng hiệu ứng. Chúng có thể là lá bài được đặt ở thế tấn công hoặc phòng thủ. Lá bài Token không được đặt trong bất kỳ bộ bài nào, và chỉ có thể được đặt lật ngửa trên sân đấu (field). Vì thế, chúng không thể được đưa vào Mộ bài (Graveyard), bị trục xuất (banish), úp xuống, hay trở thành nguyên liệu Xyz (Xyz Material). Chúng được coi là Quái thú Thường có tên, Công, Thủ, Cấp sao, Hệ và Loại được quyết định bởi lá bài triệu hồi chúng. Các lá bài Token chính thức đều có màu xám.
- Quái thú Dung hợp (Fusion), Đồng bộ (Synchro), Xyz và Liên kết (Link) không xuất hiện trên tay hay trong bộ bài chính, mà phải được đặt trong Bộ bài Phụ. Quái thú Xyz có nền đen và Hạng sao (Rank) thay vì Cấp sao. Quái thú Đồng bộ có màu trắng, quái thú Dung hợp có màu tím, còn quái thú Liên kết có màu xanh và nền lục giác. Đối với mỗi quái thú đều có cách triệu hồi riêng và trước tiên phải được triệu hồi đặc biệt (Special Summon) bằng cách đó trước khi có thể được triệu hồi theo cách nào khác (ví dụ như hồi sinh từ Mộ bài). Một số quái thú có yêu cầu đặc biệt dành cho quái thú được sử dụng để triệu hồi chúng (được gọi là nguyên liệu hay material), được viết ở dòng mô tả đầu tiên.
- Quái thú Tế lễ (Ritual monster) có màu xanh nước biển, cũng không thể được triệu hồi theo cách nào khác, trừ khi được triệu hồi tế lễ (Ritual Summon). Hầu hết quái thú dạng này đều được triệu hồi bằng một lá bài phép thuật nào đó.
- Quái thú Dao động (Pendulum monster) có thể là bất cứ loại quái thú nào, và màu nền của chúng chuyển dần thành màu xanh lá cây của lá bài phép thuật ở nửa dưới của lá bài. Tại phía trên phần mô tả lá bài, có một khung nêu rõ hiệu ứng dao động (Pendulum Effect) của lá bài và có giới hạn dao động (Pendulum Scale) ở hai bên. Quái thú Dao động có thể được kích hoạt từ trên tay giống như một lá bài phép thuật ở ngoài cùng bên trái và ngoài cùng bên phải của Vùng Phép thuật/Cạm bẫy (Spell/Trap Zone), trở thành Vùng Dao động (Pendulum Zone) khi một lá bài Dao động được đặt vào đó. Khác với Phép thuật Môi trường (Field Spell), lá bài Dao động không thể được thay thế bằng cách đặt một quái thú Dao động khác vào cùng vùng. Khi quái thú Dao động được đưa từ Sân đấu (field) đến Mộ bài, nó sẽ được đặt lật ngửa ở phía trên cùng của Bộ bài Phụ. Tại đây, nó có thể được triệu hồi trở lại Sân đấu. Nếu có quái thú Dao động trong cả hai Vùng Dao động, bạn có thể tiến hành triệu hồi Dao động (sẽ đề cập thêm về vấn đề này sau).
- Các khả năng quái thú có thể có là Tuner (Điều phối), Spirit (Tinh linh), Gemini (Song tính), Flip (Lật mặt), Union (Liên hợp), và Toon. Quái thú Điều phối cần thiết cho Triệu hồi Đồng bộ. Các loại khác có công dụng đúng như cái tên.
Triệu hồi: Triệu hồi là cách để đặt một quái thú lên Sân đấu của bạn. Có ba kiểu triệu hồi chính là: Thường (Normal), Đặc biệt (Special), và Lật mặt (Flip). Triệu hồi Thường có thể được thực hiện một lần trong mỗi lượt, còn Triệu hồi Đặc biệt không bị giới hạn. Bạn có thể Triệu hồi Thường một quái thú từ trên tay trong Thế Công (Attack Position) lật ngửa hoặc Thế Thủ (Defense Position) úp mặt (được gọi là Normal Set). Quái thú có Cấp sao từ 4 trở xuống không yêu cầu hy sinh (tribute), nhưng đối với quái thú có Cấp sao cao hơn, bạn cần đưa một hoặc nhiều quái thú của mình từ trên Sân đấu vào Mộ bài. Cấp sao 5 và 6 yêu cầu hy sinh một quái thú, còn với Cấp sao 7 trở lên phải hy sinh hai quái thú. Nếu Triệu hồi Thường mà phải hy sinh quái thú thì cũng được gọi là Triệu hồi Hy sinh (Tribute Summon).
- Đối thủ của bạn không biết được quái thú úp là lá bài gì. Khi úp mặt, lá bài không có tên, Hệ, thông số… Nó có thể được lật ngửa bằng cách tự tay chuyển đổi sang Thế Công (gọi là Triệu hồi Lật mặt), bằng hiệu ứng, hoặc khi bị tấn công. Quái thú ngửa không thể được úp xuống, trừ khi sử dụng hiệu ứng.
Triệu hồi Đặc biệt: Triệu hồi Đặc biệt (Special Summon) có thể được thực hiện bằng hiệu ứng bài hoặc tuân thủ cơ chế trò chơi. Thông thường, quái thú không thể được triệu hồi đặc biệt trong thế úp mặt, nhưng có thể được triệu hồi trong Thế công hoặc Thế thủ. Sau đây là một vài kiểu triệu hồi đặc biệt.
- Triệu hồi Dung hợp (Fusion summon) thường được thực hiện bằng cách sử dụng một lá bài Phép thuật Dung hợp (kiểu như Polymerization) và gửi các quái thú được liệt kê làm quái thú Dung hợp vào Mộ bài. Một số quái thú Dung hợp không yêu cầu sử dụng lá bài phép thuật Dung hợp (được gọi với cái tên không chính thức là quái thú Dung hợp Liên kết hay Contact Fusion). Nguyên liệu Dung hợp (Fusion Material) thường được ghi khá cụ thể.
- Triệu hồi Đồng bộ (Synchro summon) được tiến hành bằng cách đưa một quái thú Điều phối (Tuner) và 1 hoặc nhiều quái thú không phải Điều phối (non-tuner) từ Sân đấu của bạn vào Mộ bài, rồi triệu hồi đặc biệt một quái thú Đồng bộ từ Bộ bài Phụ với cấp sao bằng tổng số cấp sao của các quái thú nguyên liệu.
- Triệu hồi Xyz có thể được thực hiện bằng cách đưa hai quái thú trở lên trên Sân đấu có cùng số Cấp sao và chồng chúng lên nhau, sau đó xếp một quái thú Xyz có cùng Hạng sao lên trên cùng. Các quái thú ở phía dưới giờ được gọi là nguyên liệu Xyz, và không được coi là đang có mặt trên Sân đấu. Hầu hết những quái thú Xyz đều có hiệu ứng có thể được kích hoạt bằng cách tách nguyên liệu Xyz ra (gửi chúng vào Mộ bài). Nếu quái thú Xyz rời khỏi Sân đấu hoặc không còn được coi là một quái thú, các nguyên liệu Xyz của nó sẽ được chuyển vào Mộ bài.
- Triệu hồi Tế lễ (Ritual summon) thường được thực hiện bằng cách sử dụng lá bài Phép thuật Tế lễ, hy sinh các quái thú có số Cấp sao bằng Cấp sao của quái thú Tế lễ, rồi triệu hồi đặc biệt quái thú Tế lễ từ trên tay. Đương nhiên là có ngoại lệ – hãy đọc thông tin mô tả Phép thuật Tế lễ của bạn.
- Triệu hồi Dao động (Pendulum summon) có thể được tiến hành nếu bạn có quái thú Dao động ở cả hai Vùng Dao động. Bạn được phép triệu hồi Đặc biệt bao nhiêu quái thú trên tay cũng được và các quái thú lật ngửa ở phía trên cùng Bộ bài Phụ nếu Cấp sao của chúng lớn hơn hoặc nhỏ hơn Giới hạn Dao động của hai quái thú Dao động (Cấp sao không được phép bằng Giới hạn Dao động). Bạn có thể Triệu hồi Dao động mỗi lượt một lần.
- Triệu hồi Liên kết (Link summon) được thực hiện bằng cách đưa các quái thú nguyên liệu từ Sân đấu vào Mộ bài để đáp ứng yêu cầu Liên kết. Bạn phải sử dụng số nguyên liệu bằng Số Liên kết (Link Rating) của quái thú Liên kết – số được ghi ở góc dưới bên phải. Nếu quái thú Liên kết được sử dụng làm nguyên liệu Liên kết, nó có thể được coi là một quái thú đơn lẻ, hoặc số nguyên liệu bằng Số Liên kết. Quái thú Liên kết không có Cấp sao hay sức phòng thủ, không thể được chuyển sang Thế Thủ trong bất kỳ trường hợp nào. Bạn sẽ nhìn thấy các mũi tên màu da cam bao quanh hình ảnh lá bài, trong đó số mũi tên bằng với Số Liên kết, chỉ vào Vùng Quái thú ở xung quanh. Những quái thú trong Bộ bài Phụ có thể được triệu hồi vào vùng mà Quái thú Liên kết chỉ đến.
Vùng Quái thú Phụ (Extra Monster Zone): Được giới thiệu cùng với Liên kết trong Master Rule 4, có hai Vùng Quái thú Phụ (Extra Monster Zone) kết nối Sân đấu của hai người chơi. Bất cứ Triệu hồi nào từ Bộ bài Phụ đều phải được gửi vào Vùng Quái thú Phụ. Bất cứ việc gì không phải là Triệu hồi từ Bộ bài Phụ – bao gồm trục xuất (banish) tạm thời, thay đổi quyền sở hữu, và trở về từ việc bị đổi quyền sở hữu – đều phải được gửi vào Vùng Quái thú Chính. Sau khi triệu hồi vào một trong hai Vùng Quái thú Phụ, bạn sẽ sở hữu nó trong suốt thời gian còn lại của ván đấu, Vùng còn lại nghiễm nhiên thuộc về đối thủ.
Lá bài Phép thuật: Lá bài Phép thuật có màu xanh lá cây. Thường thì chúng được kích hoạt từ trên tay trong lượt của bạn và có nhiều hiệu ứng khác nhau. Có sáu loại phép thuật, và các phép thuật không phải phép thuật thông thường đều có biểu tượng ở phía trên bên phải gần phần chữ in đậm cho biết loại lá bài.
- Lá bài Phép thuật Thông thường được sử dụng từ trên tay vào Vùng Phép thuật/Cạm bẫy trên Sân đấu, và sau khi hiệu ứng của chúng được áp dụng, chúng sẽ được đưa vào Mộ bài.
- Lá bài Phép thuật Duy trì có biểu tượng ∞. Sau khi được dùng trên Sân đấu, lá bài này sẽ giữ nguyên vị trí, trừ khi bị loại bỏ theo cách nào đó, và hiệu ứng của chúng được áp dụng khi chúng vẫn còn nằm trên Sân đấu.
- Phép thuật Tức thời có biểu tượng tia sét. Lá bài này có thể được sử dụng bất cứ lúc nào trong lượt của bạn, và trong lượt của đối thủ nếu được úp xuống.
- Phép thuật Môi trường trông giống cái phi tiêu và được đưa vào Vùng Phép thuật Môi trường khi được kích hoạt hoặc úp. Phép thuật môi trường gây ảnh hưởng đến cả Sân đấu, và ở nguyên đó trừ khi bị loại bỏ. Nếu bạn kích hoạt phép thuật môi trường mới khi đã có lá bài kiểu như thế trong Vùng Phép thuật Môi trường, lá bài trước đó sẽ bị phá hủy. Phép thuật môi trường của hai người chơi có thể tồn tại đồng thời.
- Phép thuật Trang bị có biểu tượng dấu cộng. Khi được kích hoạt, chúng được trang bị vào một quái thú lật ngửa trên Sân đấu, và giữ nguyên trạng thái trên Sân trừ khi bị loại bỏ. Lá bài Phép thuật Trang bị sẽ bị phá hủy nếu quái thú không còn lật ngửa trên Sân đấu hoặc không còn là đối tượng hợp lệ.
- Lá bài Phép thuật Tế lễ có hình ngọn lửa, được sử dụng khi Triệu hồi Tế lễ một Quái thú Tế lễ. Lá bài này có tác dụng giống như Phép thuật Thông thường, và thường sẽ yêu cầu phải hy sinh quái thú trên Sân đấu để triệu hồi quái thú Tế lễ mong muốn từ trên tay.
Lá bài Cạm bẫy: Cạm bẫy (Trap) được sử dụng trong lượt của đối thủ để làm gián đoạn quá trình chơi. Cạm bẫy có màu tía và biểu tượng ở góc nếu không phải là Cạm bẫy Thông thường. Tất cả lá bài Cạm bẫy đều phải được Set (đặt úp xuống trong Vùng Phép thuật/Cạm bẫy) trước khi được sử dụng, và chúng có thể được kích hoạt trong lượt của bất kỳ người chơi nào.
- Cạm bẫy Thông thường có thể được lật ngửa khi bạn muốn sử dụng chúng và khi yêu cầu kích hoạt được thỏa mãn. Sau khi dùng, chúng sẽ bay vào Mộ bài.
- Cạm bẫy Duy trì có biểu tượng ∞ giống như Phép thuật Duy trì và có chức năng tương tự.
- Lá bài Cạm bẫy Phản hồi có hình mũi tên. Lá bài này cũng giống như Cạm bẫy Thông thường; tuy nhiên, chỉ có các lá bài Cạm bẫy Phản hồi khác mới được phép kích hoạt để đấu lại chúng.